Tìm hiểu về học và thi sát hạch lái xe oto
Sau bao ngày tháng học mệt mài, các học viên đã đến lúc kết thúc khoá học lái xe oto, học viên phải trải qua hai kỳ thi để có bằng B2, bằng C .v.v. đó là thi chứng chỉ nghề và thi sát hạch cấp bằng.
1- Thi chứng chỉ nghề: Hình thức thi này do Trung Tâm tự tổ chức thi và chấm. Xe thi của Trung Tâm, giám khảo là giáo viên của Trung Tâm . Có hai môn thi là lý thuyết và thực hành lái xe trong sa hình.
2- Thi sát hạch cấp bằng: Hình thức thi này do Sở giao thông vận tải TP.HCM tổ chức thi và chấm. Xe có cài đặt thiết bị chấm thi của trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe PC, có cài đặt hệ thống cảm ứng tự động. Giám khảo là người của Sở. Có ba môn thi là lý thuyết, thực hành lái xe trong sa hình và lái xe trên đường trường.
Môn thi được coi là khó nhất và có nhiều người trượt nhất là thực hành lái xe trong sa hình. Trước đây, khi thi môn này giám khảo ngồi bên cạnh chấm điểm nên có thể không thấy hết lỗi hoặc châm chước cho hoặc có khi còn nhắc giúp cho nên làm thế nào, nhưng giờ thi xe có gắn hệ thống cảm ứng tự động, người thi ngồi một mình trên xe, mọi lỗi đều được hệ thống cảm ứng tự động ghi nhận vào báo ngay cho học viên cũng như báo về trung tâm, nên người học phải tự dựa vào sức mình.
Thi lý thuyết
Thi lý thuyết tổ chức theo hình thức trắc nghiệm, sử dụng máy tính. Có tất cả 450 câu hỏi và đáp án. Do vậy ai thuộc cả 450 câu này thì coi như 99,9% thi đậu lý thuyết.
Khi vào thi, sau khi người thi điền vào hạng (B1, B2, C, ...), khoá học và số báo danh, máy tính sẽ lần lượt hiện 30 câu hỏi (rút trong bộ đề 450 câu). Mỗi câu hỏi sẽ có 2, 3 hoặc 4 phương án trả lời. Nếu thấy phương án nào đúng thì bạn dùng bàn phím nhập con số tương ứng với phương án đó, tức là đánh 1, hoặc 2, hoặc 3, hoặc 4. Sau đó dùng phím mũi tên xuống để chuyển sang câu tiếp theo. Cứ thế cho đến hết 30 câu trong khoảng thời gian thi là 25 phút.
Trong quá trình hoặc sau khi trả lời xong cả 30 câu, bạn lại có thể chuyển trở lại kiểm tra những câu đã trả lời.
Trong 30 câu thường có 15 câu lý thuyết chung, 9 câu hỏi về ý nghĩa các loại biển báo và 6 câu về giải sa hình.
Trong các câu hỏi về biển báo, thường người ta cho ba biển và hỏi ý nghĩa của một trong các biển đó. Chỗ này có thể có "bẫy". Ví dụ câu hỏi có dạng "Biển nào báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên?", bên dưới có ba hình vẽ và chú thích từ Hình 1 đến Hình 3. Sau đó là các phương án trả lời: 1. Hình 1. 2. Hình 2. 3. Hình 3. Nếu bạn thấy biển ở hình 2 là đúng thì chọn phương án trả lời là số 2. Nhưng rất có thể các phương án trả lời lại sắp xếp thế này: 1. Hình 1. 2. Hình 3. 3. Hình 2. Như vậy, cũng hình 2 là đúng nhưng phương án trả lời lại là số ... 3! Không đọc kỹ các câu trả lời mà ấn luôn số 2 là mất điểm đó.
Để trả lời các câu hỏi về sa hình, bạn nhớ các nguyên tắc về ưu tiên sau:
- Xe nào đã vào ngã tư thì xe đó có quyền ưu tiên đi trước cao nhất.
- Tiếp đó đến các xe ưu tiên. Trong các xe ưu tiên thì xe cứu hoả có ưu tiên cao hơn xe quân sự, xe công an, xe cứu thương.
- Tiếp đó nếu cùng là xe ưu tiên hoặc cùng là xe không ưu tiên thì xét đến đường ưu tiên, tức là xe nào nằm trên đường ưu tiên thì có quyền đi trước.
- Xe nào không vướng xe khác ở bên phải có quyền đi trước, nhưng trong vòng xuyến thì phải nhường đường cho xe đến từ bên trái.
- Thứ tự ưu tiên tiếp theo: xe rẽ phải, xe đi thẳng, xe rẽ trái.
Lý thuyết bạn phải đạt 26/30 điểm với B2 và 28/30 điểm với các hạng còn lại.
Thi Thực hành
1. Xuất phát.
2. Dừng xe nhường đường cho người đi bộ.
3. Dừng xe, khởi hành trên dốc lên ( thường gọi là đề-pa lên dốc ).
4. Đi xe qua hàng đinh.
5. Đi xe qua đường vuông góc ( chữ Z ).
6. Đi xe qua đường vòng quanh co ( chữ S ).
7. Ghép xe vào nơi đỗ (lùi chuồng).
8. Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt.
9. Tăng tốc, tăng số.
10. Kết thúc.
Các bạn có thể tham khảo chi tiết các bài thi thực hành tại đây: Hướng dẫn các bài thi thực hành lái xe oto
Thi đường trường
Là phần thi cuối cùng của thi sát hạch lái xe oto, đã qua được hai phân trên thì kể như đã nắm chắc trong tay phần đỗ. Tuy nhiên cũng có người trượt cả phần này, nhưng chắc là thuộc hàng hiếm. Giám khảo của Sở GTVT ngồi cạnh sẽ yêu cầu bạn các thao tác cơ bản của lái xe trên đoạn đường chừng vài trăm mét. Nói chung, đến phần này gần như là phần làm thủ tục với bên Giám khảo, nên cũng sẽ có một số phát sinh nho nhỏ nhưng dễ chiu, chủ yếu sao để có được tấm bằng, nên học viên vẫn thường vui vẻ.
Tóm lại: yếu tố quan trọng nhất vẫn là yếu tố tâm lý, những người một đời trải qua rất nhiều kỳ thi rồi nhưng kỳ thi sát hạch lái xe vẫn run, thi xong rồi ai cũng thấy nhẹ nhàng, và một câu muôn thuở "dễ ấy mà" trên khuôn mặt rạng rỡ của những người sẵn sàng cho việc lái xe.
Daotaobanglaixe.net
Bài Viết Mới Cùng chuyên mục
Cách học lái xe oto để có thể cầm lái oto vững vàng
Hướng dẫn quy trình thi bằng lái xe A2
10 điều cơ bản cần biết khi lái xe oto.
Hướng dẫn lái xe máy an toàn trong đêm
Học lái xe oto cần phải học ”kỹ thuật cầm vô-lăng cơ bản”
Kỹ thuật lái xe oto số sàn an toàn
Những chú ý khi lái xe oto, xe máy trong trời nắng nóng
Thi lý thuyết lái xe A1
Hướng dẫn chi tiết học và thi sát hạch lái xe hạng a1
LIÊN HỆ - TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ
Dạy lái xe T&T liên tục tuyển sinh học lái xe các hạng. Thi nhanh nhất toàn quốc với chi phí trọn gói rẻ nhất, Uy tín, chất lượng, Đỗ hàng đầu toàn quốc
Dạy lái xe T&T
Địa chỉ chính: Tầng 3, Tòa nhà C26 - 89A Đường Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Cơ sở: KĐT Tân Tây Đô, Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội
Cơ sở: HH2A Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
Cơ sở: Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội
Cơ sở: Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở: Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội
Hotline: 0978 85 85 65 - 093 464 5779 - 0868 277 275 - 037 637 7575
Email: daotaolaixe.nt@gmail.com
Học lái xe ô tô – xe máy tại Hà Nội