Tại sao xe oto bị lắc khi đang lái
Lốp mòn không đồng đều là nguyên nhân phổ biến nhất khiến xe bị rung lắc khi di chuyển.
Lắc, rung và kêu cọt kẹt thường là vấn đề của những chiếc xe cũ. Tuy nhiên, không phải xe mới không mắc phải những vấn đề này. Phát hiện nguyên nhân để khắc phục là cách bạn tiết kiệm tiền bạc và thời gian.
Một trong những nguyên nhân chính khiến xe lắc đến từ bộ lốp. Dù công nghệ sản xuất ngày nay đã tiến bộ hơn nhiều nhưng lốp vẫn cần phải tiến hành chỉnh cân bằng động.
Để đảm bảo cần bằng, thợ sửa xe đặt những mảnh kim loại đối diện với “điểm nặng”, tức có phân bố trọng lượng cao hơn mức trung bình trên lốp. Nếu không tiến hành xử lý những điểm bất đối xứng như thế này, lốp sẽ mòn nhanh hơn. Đồng thời hệ thống lái và treo cũng bị ảnh hưởng.
Nếu “điểm nặng” nằm giữa lốp thì khi xuống dốc, tài xế có thể thấy xe nảy lên. Trong trường hợp điểm nặng ở hai bên mặt, lốp được xếp vào loại mất cân bằng động.
Điều này khiến xe lắc khi chạy. Vì thế, bạn phải nhờ thợ kỹ thuật đo độ lệch và gắn thêm miếng kim loại để tạo câng bằng.
Hệ thống treo hiện đại ngày càng nhẹ hơn nên tài xế cảm nhận tốt điều kiện mặt đường. Tuy nhiên, chúng lại có nhược điểm là dễ truyền những rung động từ lốp xe tới ca-bin. Dấu hiệu xe mất cân bằng xuất hiện khi vận tốc đạt trên 50 km/h và bắt đầu rõ ở 80 km/h.
Nếu hiện tượng rung xuất phát từ tay lái thì bạn nên kiểm tra lốp trước. Trong trường hợp chúng xuất phát từ ghế, hãy kiểm tra lốp sau.
Dây đai phía dưới ta-lông lốp bị hỏng cũng khiến xe rung nhưng chỉ xuất hiện ở tốc độ thấp, 30-50 km/h. Khi đi nhanh xe không còn rung nữa. Giải pháp cho sự cố kiểu này chỉ là thay lốp mới.
Sự biến đổi lực xuyên tâm ở lốp là nguyên nhân khó xác định nhất. Loại lốp tốt có độ cứng đồng đều ở hai bên thành. Tuy nhiên, có những sản phẩm mà độ cứng không đều, gây ra rung khi di chuyển.
Một số garage có máy đo độ cứng nhưng giá khá đắt nên không được phổ biến. Trong khi đó, giải pháp duy nhất là thay lốp mới có chất lượng đảm bảo hơn.
Những nguyên nhân khác
Vành bị cong hay trục hỏng cũng khiến xe bị rung, lắc. Các hãng xe khuyến cáo mức độ cong không được quá 0,8 mm và vành hợp kim sắt có thể kéo lại. Nhưng với vành đúc họp kim nhôm, bạn bắt buộc phải thay mới.
Nếu xe bị rung khi phanh, thì đó là dấu hiệu tang trống bị hay má phanh bị biến dạng.
Khớp nối các-đăng bị mòn hay mất trên hệ dẫn động cầu sau cũng khiến xe rung. Nếu tiếp tục sử dụng khớp nối bị mòn, có thể ảnh hưởng tới hộp số hoặc vi sai.
Khớp nối trục trước của hệ dẫn động cầu trước cũng có thể bị mòn và tạo rung. Nếu quá trình chuyển số ở hộp số tự động phát ra tiếng kêu “keng” thì nguyên nhân có thể do các khớp nối trục trước bị mòn. Ngoài ra còn dấu hiệu khác là tiếng gõ nhẹ khi rẽ.
Bài Viết Mới Cùng chuyên mục
Cách học lái xe oto để có thể cầm lái oto vững vàng
Hướng dẫn quy trình thi bằng lái xe A2
10 điều cơ bản cần biết khi lái xe oto.
Hướng dẫn lái xe máy an toàn trong đêm
Học lái xe oto cần phải học ”kỹ thuật cầm vô-lăng cơ bản”
Kỹ thuật lái xe oto số sàn an toàn
Những chú ý khi lái xe oto, xe máy trong trời nắng nóng
Thi lý thuyết lái xe A1
Hướng dẫn chi tiết học và thi sát hạch lái xe hạng a1
LIÊN HỆ - TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ
Dạy lái xe T&T liên tục tuyển sinh học lái xe các hạng. Thi nhanh nhất toàn quốc với chi phí trọn gói rẻ nhất, Uy tín, chất lượng, Đỗ hàng đầu toàn quốc
Dạy lái xe T&T
Địa chỉ chính: Tầng 3, Tòa nhà C26 - 89A Đường Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Cơ sở: KĐT Tân Tây Đô, Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội
Cơ sở: HH2A Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
Cơ sở: Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội
Cơ sở: Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở: Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội
Hotline: 0978 85 85 65 - 093 464 5779 - 0868 277 275 - 037 637 7575
Email: daotaolaixe.nt@gmail.com
Học lái xe ô tô – xe máy tại Hà Nội